Catenaccio là gì? Triết lý bóng đá phòng ngự của người Ý

Catenaccio được coi là triết lý bóng đá đặc trưng của người Italia. Nó được xem là nhân chứng cho giai đoạn cực thịnh của bóng đá Serie A tại lục địa già. Vậy Catenaccio là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Contents

I. Catenaccio là gì?

Catenaccio là triết lý phòng ngự gắn liền với bóng đá Ý

Catenaccio là một trong những chiến thuật phổ biến của bóng đá, với việc lấy phòng ngự làm chủ đạo. Trong tiếng Ý có nghĩa là cái then cửa hoặc chốt cửa, với ý nghĩa là hàng phòng ngự tổ chức hiệu quả ở tuyến sau, tập trung vào việc ngăn chặn những đợt tấn công của đối phương.

Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một chiến thuật đặc trưng của các đội bóng Ý, đặc biệt là vào những năm 1960 và 1970. Bởi vậy mà khi nhắc đến Catenaccio là gì, cả thế giới đều biết đến như một chiến thuật phòng ngự đặc trưng của người Ý, nó được cho là chiến thật phòng thủ chắc chắn.

Catenaccio không chỉ là một chiến thuật phòng ngự, mà còn là một triết lý chiến thuật. Hệ thống này chủ yếu tập trung vào việc giữ sạch lưới, bảo vệ khung thành của đội nhà và tận dụng những cơ hội phản công hiếm hoi để ghi bàn. Đặc điểm quan trọng của Catenaccio là việc sử dụng một trung vệ giữa, còn được biết đến là “libero” hoặc “sweeper,” để giữ cân bằng giữa hai trung vệ và ngăn chặn sự phản công từ đối phương.

Triết lý này được phổ biến rộng rãi bởi HLV Helenio Herrera khi dẫn dắt Inter Milan. Đội bóng của Herrera đã thành công lớn với chiến thuật Catenaccio, giành cả chức vô địch Serie A và Champions League.

II. Lịch sử ra đời chiến thuật Catenaccio

Karl Rappan chính là cha đẻ của triết lý catenaccio

Mặc dù Catenaccio gắn liền với sự thành công của bóng đá Italia, nhưng Thụy Sỹ mới là nơi triết lý phòng ngự được sản sinh ra. Vào cuối những năm 1930, Karl Rappan khi dẫn dắt CLB Servette đã sáng tạo ra lối đá phòng ngự để giúp đội bóng của mình đối đầu với những đối thủ mạnh hơn.

Cơ bản, phong cách phòng ngự mà Karl Rappan xây dựng là biến thể từ sơ đồ chiến thuật 3-2-2-3 rất phổ biến trước đây.

Trong đội hình này, có 3 cầu thủ thực hiện nhiệm vụ phòng ngự, nhưng một trong số họ phải di chuyển lên để hỗ trợ hàng tiền vệ khi đội nhà giành được quyền kiểm soát bóng. Tuy nhiên, điều này dễ khiến cho đội hình dễ bị tổn thương nếu đối đội phương sở hữu những cầu thủ có tốc độ tốt, giỏi khai thác không gian phía sau lưng hàng thủ để nhận những đường chuyền dài vượt tuyến.

Vậy nên, để khắc phục nhược điểm này, HLV Karl Rappan đã thay đổi chiến thuật khi kéo 2 người lên thi đấu ở vị trí tiền vệ trong sơ đồ 3-2-5 lùi về hỗ trợ hàng phòng ngự, với một người trở thành tiền vệ phòng ngự và người còn lại thi đấu ở bên cánh.

Hai trong 3 hậu vệ biên ở sở đồ 3-2-5 sẽ trở thành bộ đôi trung vệ phòng ngự trước thủ môn. Dựa vào cách triển khai thế trận, hai cầu thủ này sẽ có một người thực hiện nhiệm vụ dâng cao, đánh chặn và cắt bóng của cầu thủ đối phương, người còn lại có vai trò bọc lót trong trường hợp có đối phương vượt qua.

Theo tính toán của HLV Karl Rappan, điều này sẽ giúp tăng cường khả năng phòng ngự cho đội. Với những thành công ban đầu tại CLB Servette, ông được bổ nhiệm làm HLV trưởng đội tuyển Thụy Sĩ và áp dụng phong cách thi đấu này tại World Cup 1938.

III. Cách triển khai chiến thuật Catenaccio

Herrera và Inter Milan thành công với triết lý phòng ngự

Như truc tiep bong da CakhiaTV đã chia sẻ khi giải thích thuật ngữ Catenaccio là gì, triết lý này được biết đến rộng rãi bởi sự thành công của Inter Milan dưới thời HLV Herrera. Sơ đồ đội hình của triết lý này bao gồm:

  • Hậu vệ quét (Libero): Lớp đầu tiên chinh là hậu vệ quét với nhiệm vụ là bọc lót hàng thủ và hỗ trợ tiền đạo ngăn cả cầu thủ đối phương.
  • Hàng hậu vệ: Lớp thứ hai bao gồm 4 hậu vệ, những số lượng này có thể sẽ thay đổi tùy theo tình hình của trận đấu. Những hậu vệ này có nhiệm vụ kèm đối thủ khi đội nhà mất bóng và tham gia tấn công khi đội nhà giành được quyền kiểm soát bóng.
  • Hàng tiền vệ: Đứng phía trên hàng thủ chính là 3 tiền vệ, với xu hướng cầm nhịp và kiểm soát trận đấu.
  • Hàng tiền đạo: Lớp cuối cùng chính là bộ đôi tiền đạo với vai trò thực hiện những pha dứt điểm khi có cơ hội.

IV. Ưu, nhược điểm của triết lý phòng ngự

1. Ưu điểm của Catenaccio

Catenaccio giúp đội bóng phòng ngự hiệu quả

Catenaccio ra đời và mang đến nhiều thành công cho bóng đá Ý và những đội bóng khác trên thế giới. Triết lý phòng ngự này đem lại cho đội bóng nhiều điểm mạnh, giúp họ có được những chiến thắng ấn tượng. Vậy ưu điểm của chiến thuật Catenaccio là gì?

  • Giúp đội bóng phòng ngự hiệu quả, các cầu thủ phòng ngự luôn thực hiện tốt vai trò của mình trước khung thành đội nhà.
  • Khi có cơ hội giành bóng, đội hình Catenaccio có khả năng phản công nhanh và hiệu quả nhờ sự tổ chức tốt từ hàng phòng ngự.
  • Với đội hình có tuyến giữa giữa giày đặc, các đội bóng có thể ngăn chặn những đường bóng tấn công của cầu thủ đối phương.
  • Catenaccio giúp kiểm soát tình huống nguy hiểm và ngăn chặn các đối thủ khó chịu trước vùng nguy hiểm.
  • Chiến thuật này tận dụng chuyền bóng dọc để nhanh chóng chuyển từ tình trạng phòng ngự sang tấn công.
  • Triết lý Catenaccio thường hiệu quả khi đối mặt với đội bóng mạnh hơn, giúp hạn chế sức tấn công của họ và tận dụng những lợi thế từ những tình huống phản công.
  • Nếu như đội bóng bị thiếu người do dính thẻ đỏ, triết lý phòng ngự có thể giúp đội đứng vững trước sự tấn công dồn dập của cầu thủ đối phương.

2. Nhược điểm

Thực tế, không có chiến thuật nào là hoàn hảo tuyệt đối và Catenaccio cũng không ngoại lệ. Do đó, ngoài những ưu điểm kể trên, triết lý này còn có một số điểm hạn chế như sau:

  • Mang đến sự ức chế cho người xem bởi đội bóng chỉ thủ và đổ bê tông trước khung thành mà không hề tấn công, tìm kiếm cơ hội ghi bàn.
  • Chiến thuật này phải đá 1 kèm 1 nên nếu gặp phải đội có sự linh hoạt trong việc thay đổi vị trí của các cầu thủ thì đội bóng dễ bị rối đội hình, hàng phòng ngự không được đảm bảo.
  • Catenaccio có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong đội hình. Bởi các cầu thủ thường phải tập trung phòng ngự hơn là tấn công.

V. Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ Catenaccio là gì, cũng như ý nghĩa của triết lý này trong lịch sử bóng đá thế giới. Dù hiện không còn được áp dụng rộng rãi trong bóng đá hiện đại, thì Catenaccio vẫn luôn được xem là đặc sản của lối đá phòng ngự người Italia. Hãy tham khảo thêm những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.